Chiều nay, một bạn đồng nghiệp trẻ của tôi- một cô giáo trẻ- đã khóc vì lý do học sinh lì, quậy trong giờ học. Những hình ảnh của cô giáo này cũng như các cô giáo trẻ mới ra trường làm tôi nhớ lại hình ảnh một thời của tôi.
Ngôi trường tôi đang công tác là một trường cấp ba dân lập ở Phú Yên. Tôi dám khẳng định rằng hầu hết những giáo viên trẻ về công tác tại trường tôi là một trong những giáo viên chịu khó và có nhiều thời gian gắng bó hằng tuần ở trường nhiều nhất trong toàn bộ những giáo viên cấp ba của toàn tĩnh. Với đặc thù là trường dân lập, phần lớn học sinh ở trường này có đầu vào thấp hơn nhiều trường khác trong nội thành, ý thức kỉ luật của nhiều em cũng kém. Dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị và sự quản lí của thầy hiệu trưởng, trường tôi học cả ngày. Sáng từ 7:00 đến 10:25. Chiều từ 1:30 đến 4:55. Mõi tuần học từ thứ sáng thứ 2 đến 10h25 sáng thứ bảy. Có những lúc học sinh yếu phải ở lại học phù đạo thêm 45 phút buổi tối. Những Thầy cô giáo trẻ thường phụ trách công tác quản nhiệm- theo dõi nhắc nhở việc học và rèn luyện đạo đức của HS từng ngày. Theo qui định, hằng tuần học sinh có mặt ở trường thì giáo viên quản nhiệm cũng có mặt ở trường, trừ 1 buổi giáo viên quản nhiệm được phép nghỉ trong một tuần. nhiều thầy cô nhà ở khá xa trường, nên buổi trưa, nhiều cô ở lại trường. Có những hôm chủ nhật nhà trường có việc, thế là giáo viên quản nhiệm cũng phải có mặt ở trường. Công việc liên tục là thế. Mình tự hỏi vậy thì thời gian nào là thời gian dành riêng cho các thầy cô ấy ngoài việc lên lớp và soạn giáo án ở nhà. Một số cô lại còn thêm cái duyên nợ với các lớp học sinh lì, lười, nghịch. Chuyện hụt hơi, khan cổ họng chắc là chuyện thường ngày của các Thầy cô giáo ấy. ( thỉnh thoảng lại có cô giáo trẻ khóc nữa chứ). Thế vậy mà tất cả các khoảng lương bỗng cuối tháng chưa được hai triệu rữa. Vậy thì cuộc sống nghề giáo của các cô giáo ấy liệu có được thỏa mái và nhàn nhã như nhiều người vẫn hay nghĩ hay không?
Có lẽ dẫu không tin cuộc đời có số thì cũng phải tin. Có người sinh ra là mang cái số sướng, có người số khổ. Lâu nay trong thực tế, nhiều sinh viên ra trường với những tấm bằng loại khá giỏi vẫn không có được việc làm, còn sinh viên con của người có địa vị hay tiền bạc thì có ngay công việc nơi nhàn nhã dù bằng cấp có thấp một chút hoặc không đúng chuyên môn. Có phải cuộc sống là thế? xã hội công bằng là thế?
Tôi cầu mong những người mang sổ khổ ấy luôn mạnh khỏe và sống một cuộc sống đáng tự hào về cái số khố.
Khổ thì phải tự lập
Tự lập thì tự hào
Khổ cũng không sao
Khổ mà không khổ
TUY CÔNG VIỆC Ở TRƯỜNG CÓ VẤT VẢ, CHỊ, EM VÀ MỌI NGƯỜI ĐÔI LÚC RẤT MỆT MỎI NHƯNG THẬT SỰ CŨNG RẤT ĐÁNG NHỚ. LAO ĐỘNG MÃI LÀ VINH QUANG MÀ CHỊ. HI HI HI... CHÚC CHỊ VÀ MỌI NGƯỜI NĂM MỚI THẬT NHIỀU SỨC KHỎE, VUI VẺ, THÀNH CÔNG. LÚC NÀO GHÉ QUA BLOG EM ...HAPPY NEW YEAR !!!
ReplyDelete